10 tháng 11, 2007

Phương hướng phát triển ngành giày da

Ngành da giày được xếp thứ 3 trong 7 nhóm ngành hàng giai đoạn 2001-2005 và xếp thứ 4 trong 6 nhóm ngành hàng giai đoạn 2006-2010 được ưu tiên xuất khẩu. Trong quy hoạch phát triển ngành da giày tới năm 2010, ngành da giày đưa ra chỉ tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 3,1 tỷ USD năm 2005 và phấn đấu đạt 6,2 tỷ USD năm 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20-22%.

Mục tiêu sản lượng và giá trị xuất khẩu (2005-2010)


2005

2010

Giày dép các loại

(Đơn vị: 1.000 đôi)

Tổng sản lượng

470.000

720.000

Xuất khẩu

427.700

655.200

Cặp, túi xách

(Đơn vị: 1.000 đôi)

Tổng sản lượng

51.700

80.700

Xuất khẩu

50.500

78.470

Da thành phẩm

(Đơn vị: 1.000 sqft)

Tổng sản lượng

40.000

80.000

Xuất khẩu

25.000

65.000

Tổng XK (Triệu USD)


3.100

6.200

Nguyên liệu

Da thuộc:

Chỉ tiêu

Ðơn vị tính

2005

2010

1. Da thuộc

1.000 sqft

28.000

56.000

- Da cật

1.000 sqft

29.930

40.600

- Da váng

1.000 sqft

7.070

15.400

2. Da nguyên liệu

tấn

23.660

40.460

- Da trâu bò (nội địa)

tấn

19.460

26.110

- Da bò muối (nhập)

tấn

2.800

11.900

- Da váng (nhập)

tấn

1.400

2.450

Nguyên vật liệu chủ yếu:

Nguyên vật liệu

Ðơn vị tính

2005

2010

- Giả da

triệu yard

30

45

- Vải các loại

triệu yard

50

77,5

- Ðế

Triệu đôi

275

408

- Keo tổng hợp

tấn

3.276

5.000

- Phụ liệu

tấn

20.617,5

49.480

Lao động:

Lao động ( người)

2005

2010

Giày dép

232.000

311.000

Túi xách

13.400

21.000

Vốn:

Ðơn vị tính (triệu USD)

2005

2010

Sản phẩm

3.679.000

3.679.000

Nguyên vật liệu

1.619.000

1.472.000




Đông Âu là vùng đất còn tiềm năng để da giày Việt Nam tiếp tục mở rộng thị trường. Việt Nam được các nước đánh giá là có lợi thế về phát triển ngành da giày, tuy nhiên con đường cạnh tranh vẫn là khâu khó nhất.

Một trong những yếu tố của chất lượng, theo các doanh nghiệp da giày, đó là mẫu mã. Việt Nam cần chú trọng đặc biệt đến thiết kế mẫu mã hơn nữa. Ngành da giày Việt Nam sẽ xây dựng một Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật tại TP.HCM. Trong đó, Chính phủ Italia tài trợ 1 triệu USD cung cấp thiết bị, làm phòng thí nghiệm, huấn luyện kỹ thuật…vv.

Hiện tại vấn đề tiếp thị của da giày Việt Nam còn quá ít ỏi, gần như thế giới chưa biết đến. Có nhiều con đường để tiếp thị, đó là thường xuyên đi nước ngoài tìm đối tác, tham gia các hội chợ quốc tế, mở hội chợ trong nước, thành lập các Văn phòng đại diện, Trung tâm thương mại của da giày Việt Nam ở nước ngoài. Việc lập các cơ quan đại diện, văn phòng giao dịch, trung tâm thương mại tại nước ngoài là rất cần thiết để giao dịch, tìm kiếm đối tác. Từ đây, sẽ lập các kênh phân phối ở nước ngoài. Hội chợ là công tác tiếp thị rất cần thiết, nhưng mãi đến giờ phút này, da giày Việt Nam vẫn chưa có một hội chợ. Đó là điều các doanh nghiệp da giày rất tha thiết. 3 năm nay ngành da giày vẫn muốn có một hội chợ, nhưng cũng chưa thực hiện được. Lấy đơn hàng qua hội chợ không phải là mục đích chính, nhưng qua hội chợ, Việt Nam có cơ hội giới thiệu với đối tác, quảng bá hình ảnh ngành nghề ra thế giới, và có cơ hội học tập. Hiện tại, các doanh nghiệp quyết tâm năm 2005 sẽ có một hội chợ về da giày Việt Nam, trong đó sẽ không có sự hiện diện của các hãng giày dép nước ngoài.

Trong năm 2005 ngành da giày Việt Nam sẽ dành 14,5 tỷ đồng cho các hoạt động xúc tiến thương mại. Hơn 1/2 số tiền này sẽ được dành cho việc tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế và khảo sát thị trường của các doanh nghiệp. Ngoài ra, chương trình xúc tiến thương mại của ngành còn tập trung vào một số nội dung chính là thông tin thương mại, tuyên truyền xuất khẩu, lập cơ sở dữ liệu hỗ trợ doanh nghiệp; tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo liên quan tới hoạt động xúc tiến thương mại; và ứng dụng giao dịch trực tuyến trong thương mại điện tử.

Các doanh nghiệp Việt Nam dù xuất khẩu rất nhiều vào thị trường EU nhưng thật sự vẫn chưa hiểu được hết văn hóa, sở thích cũng như xu hướng tiêu dùng của dân bản xứ. Vì vậy mấu chốt để thành công trên thương trường quốc tế là phải đứng trên thị trường bằng thương hiệu riêng, vấn đề mà các doanh nghiệp ngành giày da Việt nam đang ý thức rất rõ. Phải làm cho khách hàng biết mình là ai là nền tảng xây dựng nền thời trang giày da Việt Nam. Với khối lượng xuất khẩu và sản xuất ngày càng tăng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải dành chi phí cho các chương trình quảng bá, tiếp thị.

Gặp khó khăn ở những thị trường truyền thống, da giày Việt Nam đang tích cực tìm kiếm những thị trường mới nhằm đạt mục tiêu xuất khẩu 3,4 tỷ USD trong năm 2005. Hai thị trường mà ngành đang tập trung xúc tiến và xuất khẩu là Nhật Bản và châu Phi.

Mới đây, Hiệp hội Da giày đã tổ chức một đoàn doanh nghiệp sang Nhật Bản để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu. Theo một quan chức của Hiệp hội da giày thì khả năng tăng xuất khẩu vào thị trường này là rất cao. Trong những năm gần đây, giày dép xuất khẩu vào Nhật tăng lên và đã khẳng định được vị trí trên thị trường này. Bộ Thương mại cho biết, hiện nay, Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam trong khu vực châu Á. Trong những tháng đầu năm, mức tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này tăng khá cao, có thời điểm như hai tháng đầu năm tăng tới 75,8%. Xuất khẩu giày dép vào Nhật Bản đang tăng cả về thị phần và kim ngạch. Việt Nam đã vượt qua Inđônêxia vươn lên vị trí thứ 3, chỉ đứng sau Trung Quốc và Italia.

Bộ Thương mại cũng nhận định, nhu cầu nhập khẩu giầy dép của Nhật Bản vẫn trong xu hướng tăng. Do đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ tiếp tục đạt được mức tăng trưởng cao trong năm nay. Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, giày dép Việt Nam có thể xuất vào Nhật với số lượng lớn là các loại giày, dép có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic, da thuộc, hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc; dép xốp, dép quai hậu ...vv.

Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản có những yêu cầu riêng về thiết kế, kích cỡ và phải phù hợp với thời tiết. Vì vậy, Hiệp hội da giày đang khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và thay đổi trong việc thiết kế giày dép theo đúng thị hiếu của người dân Nhật Bản. Thậm chí, có thể nhập khuôn của Nhật để sản xuất cho phù hợp. Ngoài ra các nhà sản xuất cần quan tâm đến những xu hướng thời trang thay đổi theo mùa ở Nhật, theo thị hiếu của người tiêu dùng.

Tại thị trường châu Phi, mặt hàng giày dép hoàn toàn có thể cạnh tranh, thậm chí có sức cạnh tranh hơn hẳn cả về chủng loại và giá cả so với những giày, dép có xuất xứ từ nhiều nước khác được bày bán trong các siêu thị. Từ năm 2004, giày dép Việt Nam đã bắt đầu khai thác thành công thị trường châu Phi, đặc biệt là thâm nhập và thị trường Nam Phi. Theo thống kê của Bộ Thương mại, xuất khẩu giày dép sang Nam Phi trong 4 tháng đầu năm 2005 tăng rất cao, khoảng 175% và đạt kim ngạch 5,81 triệu USD. Thị trường châu Phi có nhu cầu khá đa dạng và rất nhiều chủng loại là thế mạnh sản xuất của Việt Nam như: giày thể thao, giày tennis, giày bóng rổ, giày luyện tập, giày thể thao có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc hoặc bằng nguyên liệu dệt. Nhưng để thâm nhập sâu vào cả châu lục đầy tiềm năng này thì giày dép Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Theo Hiệp hội Da giày, bước đầu giày, dép Việt Nam đã thâm nhập sang một số thị trường tại châu Phi như: Mô Dăm Bích (Đông Phi), Xanh Hê len (Tây Phi) nhưng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường mới còn ít và thất thường. Cần tiếp tục làm tốt công tác xúc tiến, tìm kiếm các đối tác phân phối hàng hoá để xuất khẩu được nhiều hơn, thanh toán được thuận tiện hơn.

Tóm lại để đạt được những mục tiêu trên, các doanh nghiệp da giày cần tham gia tích cực Chương trình quốc gia trọng điểm hỗ trợ xúc tiến thương mại, và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Việt Nam cần xây dựng các Trung tâm xúc tiến thương mại và dịch vụ chuyên ngành, các trung tâm này sẽ là nền tảng chất lượng và dịch vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp da giày của cả nước trong tương lai.

Giai đoạn từ nay đến năm 2010 ngành da giày Việt Nam vẫn cần duy trì và lựa chọn sử dụng công nghệ truyền thống như hiện nay,đồng thời cần kết hợp đi nhanh vào công nghệ tiên tiến, tiếp nhận công nghệ hiện đại ở những khâu quan trọng nhằm khắc phục nguy cơ chững lại, xuống dốc của ngành khi mất dần lợi thế so sánh về vị trí địa lý thuận lợi và giá nhân công rẻ. Từ nay đến năm 2010, thay dần trang thiết bị lạc hậu hết khấu hao, hiện đại hoá từng bước trong từng khâu quan trọng, đồng thời kết hợp với đầu tư mở rộng để tăng năng lực sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Việc đầu tư mở rộng cần được thực hiện chủ yếu trong các khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp chuyên ngành. Đẩy mạnh chương trình chế tạo các thiết bị, phụ tùng chuyên ngành trên địa bàn thành phố và trong cả nước. Công việc này cần tiến hành trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan theo phương thức hợp tác, liên doanh hoặc đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài (FDI). Đối với những công nghệ hiện đại cần có sự chuyển giao từ nước ngoài. Mặt khác các doanh nghiệp cũng cần chủ động phát động, đẩy mạnh các hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Trong đầu tư công nghệ, thiết bị máy móc các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó phải tuân thủ các quy trình đánh giá tác động môi trường của mốt công trình đầu tư mới. Phấn đấu đến cuối năm 2010, hầu hết các doanh nghiệp da giày Việt Nam áp dụng thực hiện hệ thống quản lý ISO 14000 về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó cần có phương hướng đào tạo nhân lực theo xu thế hiện đại của thế giới. Phương thức đào tạo tiến hành đa dạng hoá: Đào tạo tại chỗ kết hợp kèm cặp ở doanh nghiệp, tại nơi sản xuất; Kết hợp đào tạo chính quy tại các trung tâm, các trường trong nước với đào tạo tại nước ngoài đối với những ngành nghề trong nước chưa có hoặc đã có nhưng còn yếu kém. Mở ra nhiều ngành chuyên sâu, có giá trị thực tiễn cao. Trong thời gian trước mắt cần ưu tiên các ngành nghề: thiết kế mẫu mốt, kỹ thuật sản xuất giày, kỹ thuật sản xuất da thuộc bởi đây là những ngành nghề có vai trò quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Cần thành lập các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài (FDI), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giày xuất khẩu được tham gia thị trường tài chính; giảm dần hình thức cho vay bằng thiết bị máy móc vật tư trong đầu tư gián tiếp hiện nay bằng góp vốn bằng tiền mặt. Trong thời gian tới ngành da giày Việt Nam cần mạnh dạn mở rộng việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư ở khu vực Châu Âu và một số Quốc gia có trình độ phát triển ngành da giày cao và tích cực tham gia Tổ chức quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế cho Việt Nam thông qua các quỹ hỗ trợ chính thức (ODA).

Không có nhận xét nào: