10 tháng 11, 2007

Tình hình xuất khẩu hàng da giày Việt Nam

V

Việt Nam chiếm vị trí thứ tư trên thế giới về xuất khẩu hàng giày dép sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia, với kim ngạch đạt trên 2,6 tỷ USD trong năm 2004, tăng gần 15% so với năm 2003. Và năm 2005, ngành da giày Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 470 triệu đôi giáy dép với tổng kim ngạch xuất khẩu ngành đạt 3,3 tỷ USD. Năm 2005, Việt Nam sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu với Nhật, Nga, các nước Đông Nam Á, Đông Âu, Trung Đông và châu Phi.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành này trong vài năm gần đây đạt khá cao. Việt Nam hiện là một trong 10 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu giày dép. Trong đó, 20% lượng giày dép nhập khẩu của EU là từ Việt Nam, chiếm tới 80% tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành với trên 200 triệu đôi năm 2002, đứng thứ 2 sau Trung Quốc.

Giá trị xuất khẩu da giày Việt Nam 2001-2006

Đơn vị: Triệu USD

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

1.500

1.600

1.800

2.250

2.700

3.039

3.550

Nguồn: Hiệp hội Da Giày Việt Nam

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 10 năm 2006 đạt 280,9 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành 10 tháng đầu năm 2006 đạt 2,9 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2005.

Mặc dù có những khó khăn do phải đối mặt với vụ kiện phá giá các loại giầy có mũ từ da xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường các nước EU, song đến trung tuần tháng 10/2006, nhiều DN trong ngành đã có đơn hàng ổn định, nhịp độ sản xuất ngày càng khẩn trương. Với tiến độ thực hiện đơn hàng hiện nay, năm 2006, toàn ngành dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu 3,45 - 3,55 tỷ USD.

Năm 2006, tình hình SX - KD của toàn ngành có nhiều biến động so với năm 2005, một phần do 3 tháng đầu năm 2006, nhiều DN phải dừng sản xuất hoặc ít đơn hàng hơn do ảnh hưởng của vụ kiện chống bán phá giá các loại giầy có mũ từ da xuất xứ VN và TQ xuất khẩu vào các nước EU, một phần do phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, sức ép của quá trình hội nhập ngày càng gia tăng, cùng với việc phải đáp ứng nhiều yêu cầu của các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng quốc tế (yêu cầu về cải thiện cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc, đáp ứng các tiêu chuẩn về nhãn mác, yêu cầu hạn chế các hoá chất độc hại trong sản phẩm, yêu cầu thực hiện tốt TNXHDN và, yêu cầu thực hiện tốt các tiêu chuẩn quốc tế...). Tuy nhiên, các biến động lớn nhất là thị trường và cơ cấu sản phẩm, cụ thể:

Các mặt hàng giầy có mũ từ da giảm mạnh (đặc biệt giầy nữ có mũ từ da), nhiều đối tác chuyển hướng đặt sản xuất giầy thể thao công nghệ cao hoặc giầy khác có mũ từ giả da nhằm tránh bị ảnh hưởng của việc áp thuế.

Mặt hàng giầy vải tăng mạnh, một phần do nhu cầu tiêu dùng gia tăng, một phần do được duy trì trở lại sau thời gian dai suy giảm (bởi các đơn hàng dự trữ hoăc tồn kho nhiều…). Để đáp ứng nhu cầu giầy vải, một số DN tập trung khai thac tối đănng lực sản xuất hiện có, một số khác khôi phục trở lại các dây chuyền sản xuất đã chuyển đổi trước đây. Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng, mẫu mã các loại giầy vải cao hơn nhiều so với những năm trước đây, đặc biệt các loại giầy vải thời trang.

Sản lượng dép sandals, dép đi trong nhà gia tăng với nhiều mẫu mã da dạng, phong phú.

Với kết quả đạt được 10 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2006, căn cứ mục tiêu phát triển xuất khẩu của cả nước giai đoạn 2006 - 2010, căn cứ khả năng thực tế và tình hình đơn hàng được thoả thuận ký kết cho mùa giầy 2006 - 2007, dự kiến năm 2007 toàn ngành phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 3,9 - 4,0 tỷ USD.

Theo đề án phát triển ngành da giày Việt Nam giai đoạn 2002-2010 đã được Bộ Công nghiệp trình Chính phủ phê duyệt, để đạt được mục tiêu trên, ngành da giày sẽ cần phải đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng từ đây đến năm 2005 và 14.000 tỷ đồng giai đoạn 2005-2010.

Với chiến lược phát triển này, ngành da giày dự kiến sẽ sản xuất được khoảng 50% nguyên liệu cho sản xuất giày vào năm 2005 và tăng lên 80% vào năm 2010.

Các chuyên gia của ngành này cho biết, mặc dù có đến 90% sản lượng xuất khẩu nhưng lợi nhuận thu về từ ngành da giày chỉ đạt ở mức 25% giá trị gia tăng, vì ngành này chủ yếu vẫn gia công hàng cho các đối tác nước ngoài. Nguyên vật liệu sản xuất trong ngành da giày (chiếm đến 80% giá trị gia tăng của sản phẩm) hiện nay đang là khâu yếu nhất của ngành da giày Việt Nam, trong đó đặc biệt là khâu chế biến da, nguyên liệu chính cho ngành sản xuất giày.

Các loại giày như giày thể thao, giày nữ là những mặt hàng Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh do có thị trường tiêu thụ lớn.

Thị trường EU vẫn là thị trường xuất khẩu chính của các DN trong ngành song có nhiều biến động do ảnh hưởng vụ kiện, sức mua và cơ cấu sản phẩm thay đổi, đồng thời phụ thuộc nhiều vào các đối tác đặt hàng, hợp tác sản xuất và sức ép về thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế.

Kim ngạch xuất khẩu và số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng đáng kể. Chỉ tính riêng trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng 37%. Thị trường Hoa kỳ được nhiều DN trong ngành hướng tới, một phần do tác động vụ kiện, một phần do nhu cầu đa dạng, phong phú, và quan hệ song phương được cải thiện, các DN chuyển hướng nhằm đa dạng hoá thị trường, hạn chế rủi ro khi bị áp thuế phá giá cao tại thị trường EU, đặc biệt tranh thủ các lợi thế về ưu đãi thuế quan, cải thiện quan hệ thương mại khi VN chính thức gia nhập WTO. Tuy nhiên, để xâm nhập thị trường Hoa kỳ, các DN cần tìm kiếm đối tác tin cậy, gắn với các kênh phân phối lớn và các nhãn hiệu giầy nổi tiếng (Hiện tại, gần 80% lượng hàng tiêu thụ thụ tại Hoa kỳ do các nhà phân phối lớn chi phối, trên 50% lượng giầy tiêu thụ tại Hoa kỳ là hàng hiệu)

Thị trường Nhật vẫn là thị trường yêu cầu chất lượng cao và khó tính, hiện tại kim ngạch xuất khẩu giầy dép vào Nhật chiếm tỷ trọng rất thấp và khó có khả năng tăng trưởng nhanh trong thời gian tới đây. Để xâm nhập thị trượng này, các DN phải có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sản xuất, sẵn sàng thực hiện các lô hàng nhỏ và đáp ứng nhanh yêu cầu, đồng thời sản xuất các loại giầy có chất lượng cao

Thị trường Mêhicô, tuy chiếm tỷ trọng không lớn (Năm 2005 đạt 105,257 triệu USD), song có dấu hiệu sẽ bị kiện phá giá do tốc độ xuất khẩu từ Việt Nam vào Mehicô tăng nhanh, giá cả thấp (các DN và đối tác tranh thủ xuất khẩu qua thị trường này để vào Hoa kỳ và các nước lân cận với lợi thế ưu đãi của khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA)).

Các thị trường khác (như Đông Âu, các nước Nam Phi...) đã và đang được các DN quan tâm khảo sát và tìm hiểu, song hạn chế của thị trường này là khâu thanh toán, rủi ro cao.

Hàng Việt Nam khó có thể cạnh tranh với Trung Quốc về mặt giá cả trên hầu hết các thị trường. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép của nước ta cần đặc biệt chú trọng những sản phẩm có chất lượng cao để tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công nghiệp, giá trị gia tăng trong xuất khẩu mặt hàng này còn thấp (bình quân khoảng 25%) do phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào theo đơn hàng của các tập đoàn lớn. Vấn đề này đòi hỏi ngành trong năm 2005 và những năm tới phải có những giải pháp nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên phụ liệu trong nước cao hơn.

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại 11 tháng đầu năm 2006 đạt 3,2 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2005. Với tiến độ thực hiện đơn hàng hiện nay, năm 2006, toàn ngành dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu 3,45 - 3,55 tỷ USD.

Riêng tháng 11/2006, kim ngạch xuất khẩu giầy dép các loại đạt 303,4 triệu USD. Trong đó, các nước có kim ngạch xuất khẩu cao nhất là: Mỹ với kim ngạch đạt 724,4 triệu USD, tiếp đến là Anh đạt 473,4 triệu USD, Đức: 298,4 triệu USD, Bỉ: 204,1 triệu USD …

Hiện nay, để hạn chế rủi ro khi bị áp thuế phá giá cao tại thị trường EU, các DN trong ngành đang tích cực tìm hướng chuyển đổi thị trường. Trong đó, thị trường Mỹ là một trong những thị được nhiều DN trong ngành hướng tới, một phần do nhu cầu đa dạng, phong phú, và quan hệ song phương được cải thiện, đặc biệt tranh thủ các lợi thế về ưu đãi thuế quan, cải thiện quan hệ thương mại khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Ngoài ra, các thị trường khác như Nhật Bản, Đông Âu và Nam Phi cũng là mục tiêu mà các DN trong ngành đang hướng tới.

Nhằm giúp các DN tháo gỡ khó khăn khi phải đối mặt với mức thuế chống bán phá giá của EU đối với giầy mũ da và giầy trẻ em, Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những giải pháp tích cực để đề suất và kiến nghị Uỷ ban Châu Âu xem xét lại quyết định áp thuế càng sớm, càng tốt, đảm bảo lợi ích của các DN trong ngành Da - Giầy Việt Nam, đặc biệt trong quá trình hội nhập

Không có nhận xét nào: